BÁO CÁO XUẤT KHẨU THÁNG 6_MPC
Tháng Bảy 15, 2019
NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tháng Tám 8, 2019

MINH PHÚ DẪN ĐẦU VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN ĐẠT CHỨNG NHẬN GREEN CỦA SEAFOOD WATCH

20170831_120134-e1549302710508

Tập Đoàn Thuỷ Sản Minh Phú dẫn đầu trong việc đưa 20.000 farms nuôi tôm quy mô nhỏ của Việt Nam thành 1 liên minh, theo cô Maisie Ganzler, viết cho Forbes.

Cô Ganzler là giám sát mua hàng của công ty dịch vụ thực phẩm 1.5 tỷ USD, Bon Appétit Management Company; cô cũng lãnh đạo bộ phận marketing và truyền thông của công ty.

Minh Phú đảm bảo tôm nuôi ở Cà Mau là lựa chọn an toàn nhất cho người mua bằng cách đưa ra 1 kế hoạch có thể mở rộng được gọi là “Mô hình Đảm bảo Đối tác” (The Partnership Assurance Model), cô ấy cho biết.

Cô ấy đã đến Cà Mau trong 1 sự kiện quy tụ rất nhiều nhà xuất khẩu tôm, đó là chương trình Monterey Bay Aquarium của Seafood Watch, có sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ bao gồm UBND tỉnh Cà Mau, Sở Thuỷ Sản và Ủy ban Phát triển khu vực. “Động lực của sự thay đổi này chính là Tập Đoàn Thuỷ Sản Minh Phú, với mục đích giúp 20.000 farms nuôi tôm quy mô nhỏ của Việt Nam áp dụng thực hành để đủ điều kiện Best Choice của Seafood Watch (aka green)”

Tiền đề là người nông dân, nhà sản xuất, người mua, chính quyền địa phương và quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác cùng hợp tác phát triển quy trình để tất cả những người tham gia chuỗi giá trị có được sự thành công trong cải tiến. Khi niềm tin được xây dựng, trách nhiệm xác minh sẽ bị đẩy ra xa hơn trong chuỗi, tránh chi phí đánh giá bên ngoài thường xuyên. Cuối cùng, các công cụ và quy trình xác minh được phát triển tại địa phương có thể được quản lý theo khu vực – thay vì quản lý theo từng farms – giảm chi phí và thời gian liên quan hơn so với các mô hình xác minh truyền thống.

Trong trường hợp của Minh Phú, Seafood Watch và công ty đánh giá SGS đã phát triển một nền tảng – một bảng kiểm tra thông qua các câu hỏi được thiết kế để gợi ra dữ liệu liên quan, điều này giúp giảm đáng kể thời gian đánh giá tại farm từ 2-4 ngày xuống còn 1.5 giờ.

Các farms của Minh Phú sẽ được phân nhóm theo khu vực, và bất kỳ farm nào không có chứng nhận sinh thái sẽ trải qua quy trình xác minh ba bước. Đầu tiên, sau khi được đào tạo, công ty tự thực hiện một cuộc đánh giá, sau đó một nhóm thứ hai (là các cộng tác viên chương trình được đào tạo độc lập) thực hiện một cuộc đánh giá tiếp theo, và cuối cùng, SGS thực hiện một số cuộc đánh giá đầy đủ. Kết quả được so sánh để xem liệu cuộc đánh giá của bên thứ nhất – được thực hiện bởi Minh Phú – có kỹ lưỡng và chính xác như các bên thứ ba (thực hiện bởi SGS) hay không. Trong quy trình này các đánh giá viên bên thứ ba sẽ vẫn tham gia, nhưng hy vọng là trong tương lai Minh Phú có thể thực hiện tỷ lệ đánh giá cao hơn, tạo ra một quy trình có thể mở rộng hơn.

Nguồn: UnderCurrent News